Thông động tĩnh mạch là gì? Các công bố khoa học về Thông động tĩnh mạch

Thông động tĩnh mạch (AVF) là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, bypass các mao mạch và có thể gây hậu quả nghiêm trọng như suy tim, loét da. Nguyên nhân hình thành AVF bao gồm bẩm sinh, chấn thương, và các bệnh lý như xơ gan. Triệu chứng thường thấy là đau, sưng, da đổi màu. Chẩn đoán thường thông qua siêu âm hoặc CT, điều trị gồm phẫu thuật, nội khoa hay can thiệp kỹ thuật. Hiểu rõ AVF giúp đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

Thông Động Tĩnh Mạch: Khái Niệm và Ý Nghĩa

Thông động tĩnh mạch (Arteriovenous Fistula - AVF) là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Đối với hệ thống tuần hoàn bình thường, máu chảy từ động mạch qua các mạng lưới mao mạch nhỏ trước khi đổ vào tĩnh mạch. Thông động tĩnh mạch bypass các mao mạch, làm thay đổi dòng chảy máu, và có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Các Nguyên Nhân Hình Thành Thông Động Tĩnh Mạch

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thông động tĩnh mạch, bao gồm:

  • Bẩm sinh: Một số trường hợp là do sự phát triển bất thường từ khi bào thai.
  • Chấn thương: Chấn thương hoặc phẫu thuật có thể gây xuất hiện AVF.
  • Các căn bệnh: Các bệnh lý như xơ gan có thể dẫn đến sự hình thành AVF.

Triệu Chứng và Biến Chứng

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của thông động tĩnh mạch, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau hoặc sưng tại khu vực bị ảnh hưởng.
  • Da chuyển màu và nhiệt độ thay đổi tại vị trí thông động.
  • Giảm huyết áp hoặc các vấn đề tuần hoàn khác.

Nếu không được điều trị, thông động tĩnh mạch có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, loét da, hoặc chảy máu nội tạng.

Chẩn Đoán và Điều Trị

Quá trình chẩn đoán thông động tĩnh mạch thường bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm màu Doppler hay chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định vị trí và kích cỡ của fistula. Sau khi được chẩn đoán, các phương pháp điều trị có thể gồm:

  • Phẫu thuật: Là phương pháp phổ biến nhất để điều trị AVF, nhằm phục hồi dòng chảy máu bình thường.
  • Nội khoa: Sử dụng các thuốc làm giảm áp lực máu trong tình trạng nhẹ hoặc điều trị triệu chứng kèm theo.
  • Các biện pháp can thiệp: Dựa vào kỹ thuật xâm nhập tối thiểu, như sử dụng ống thông và cuộn dây thuyên tắc.

Kết Luận

Thông động tĩnh mạch là một tình trạng y khoa cần được quan tâm đúng mức do những nguy cơ và biến chứng tiềm ẩn. Hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị là điều quan trọng, giúp người bệnh và các chuyên gia y tế đưa ra quyết định điều trị hiệu quả nhất.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "thông động tĩnh mạch":

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM ĐƯỜNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH BÊN TẬN Ở CẲNG TAY TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm siêu âm đường thông động mạch quay - tĩnh mạch đầu sau mổ 2 tuần và 3 tuần trên bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu chu kỳ.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 34 bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu chu kỳ, được mổ tạo thông nối động mạch quay - tĩnh mạch đầu bên tận ở cẳng tay, được siêu âm sau mổ 2 tuần và 3 tuần từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017, tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện Trung Ương Huế.Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân 45,79 ± 14,59 tuổi; nam chiếm 47,10%, nữ chiếm 52,90%. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường là 5,88%. Đường kính tĩnh mạch dẫn lưu sau mổ 2 tuần là 4,96 ± 0,88 mm và sau 3 tuần là 5,40 ± 0,99 mm (p < 0,05); lưu lượng tĩnh mạch dẫn lưu sau mổ 2 tuần và 3 tuần là 531,33 ± 162,40 ml/p và 666,56 ± 260 ml/p (p < 0,05). Tỷ lệ đường thông động tĩnh mạch trưởng thành sau mổ 3 tuần là 82,35%. Bất thường đường thông động tĩnh mạch (Đ-TM) gặp nhiều nhất là hẹp ở tĩnh mạch dẫn lưu và miệng nối.Kết luận: Siêu âm giúp đánh giá lưu lượng qua thông nối Đ-TM và đồng thời phát hiện một số nguyên nhân sớm gây bất thường thông nối Đ-TM, giúp các bác sĩ lâm sàng theo dõi và có định hướng điều trị cho bệnh nhân.
#Thông nối động mạch quay - tĩnh mạch đầu #lọc máu chu kỳ.
ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở BỆNH NHÂN THIẾU RÌA ĐỘNG MẠCH CHỦ DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 516 Số 2 - 2022
Đặt vấn đề: Mặc dù đóng thông liên nhĩ qua da là an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân có đủ rìa, bệnh nhân thông liên nhĩ với không có hoặc thiếu rìa động mạch chủ có nguy cơ thuyên tắc thiết bị và chèn ép cấu trúc lân cận do chọn thiết bị kích thước lớn.  Hiện nay với sự phát triển của siêu âm trong buồng tim hỗ trợ lúc thủ thuật tránh được các biến chứng nghiêm trọng như vậy. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da ở bệnh nhân thiếu rìa động mạch chủ dưới hướng dẫn siêu âm trong buồng tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 37 bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thiếu rìa động mạch chủ được theo dõi và điều trị tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu tiến cứu, nhãn mở, không ngẫu nhiên, theo dõi dọc. Kết quả: nghiên cứu ghi nhận 37 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 41,27 ± 11,34 tuổi (23 - 62 tuổi), giới nữ chiếm 81,08%. Đường kính thông liên nhĩ trung bình là 23,51 ± 4,64 mm (siêu âm tim qua thực quản) và 27,45 ± 4,81 mm (siêu âm tim trong buồng tim) với P< 0,001. Đường kính thiết bị được chọn là 29,81 ± 4,92 mm (18 – 39 mm), tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi nội viện, 1 tháng và 6 tháng, ghi nhận 100% các trường hợp thành công về mặt kỹ thuật. Chúng tôi theo dõi bệnh nhân nội viện ghi nhận 01 trường hợp rung nhĩ (2,7%) được chuyển nhịp thành công và duy trì nhịp xoang đến tháng thứ 6. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận thêm biến cố bất lợi nào khác tại thời điểm 6 tháng. Sau thời gian theo dõi 6 tháng, chúng tôi ghi nhận các bệnh nhân có cải thiện khó thở theo phân độ NYHA cũng như các chỉ số đường kính thất phải và áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim. Kết luận: Đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thiếu rìa động mạch chủ dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim cho thấy tính an toàn và hiệu quả.
#thông liên nhĩ #thiếu rìa động mạch chủ #siêu âm tim trong buồng tim
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CỦA DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO ĐỘ THẤP
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 518 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của nhóm 65 bệnh nhân dị dạng thông động tĩnh mạch độ thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 65 bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch độ thấp được điều trị bằng vi phẫu thuật tại Trung Tâm Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/01/2017 – 30/04/2022. Kết quả: Tuổi trung bình chẩn đoán: 34,5 ± 16,6. Tỉ lệ nam/nữ: 1,24. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau đầu (78,8%). Tỉ lệ chảy máu khi nhập viện chiếm ưu thế (58,5%). Trong nhóm có có chảy máu não, máu tụ trong nhu mô não là phổ biến nhất (94,7%). Hơn 90% các dị dạng động tĩnh mạch não ở trên lều tiểu não. Nguồn động mạch nuôi phổ biến nhất là động mạch não giữa, chiếm 38,4%. Kết luận: Đau đầu là triệu chứng lâm sàng phổ biến, máu tụ trong não là loại xuất huyết chủ yếu ở nhóm dị dạng vỡ, nguồn động mạch nuôi thường gặp nhất là động mạch não giữa.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ (TCD) CỦA BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO DO VỠ DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO (AVM)
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh siêu âm Doppler xuyên sọ từ đó xác định giá trị giá trị của siêu âm Doppler xuyên sọ ở bệnh nhân chảy máu não do vỡ dị dạng thông động tĩnh mạch não. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là dị dạng thông động-tĩnh mạch não có biến chứng chảy máu có làm siêu âm Doppler xuyên sọ được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2019 đến 07/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân AVM vỡ là 43±14,7 tuổi, tỷ lệ nam/nữ = 1,27/1. Bệnh nhân vào viện vì buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 97,2%, tiếp theo là triệu chứng đau đầu chiếm 94,4%, có 50% bệnh nhân vào vì liệt nửa người. Vị trí chảy máu hay gặp là chảy máu thùy. Các ổ dị dạng có kích thước nhỏ và trung bình là hay vỡ nhất chiếm 97,2%. Nguồn cấp máu cho ổ dị dạng vỡ của động mạch não giữa là nhiều nhất chiếm 52,78%. Ổ dị dạng được nuôi bằng 1 đến 3 cuống nuôi (chiếm 91,67%) và có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất (chiếm 72,2%) là những ổ dễ vỡ. Tỷ lệ phát hiện được dị dạng động mạch não giữa trên siêu âm Doppler xuyên sọ là cao nhất chiếm 89,47%. Siêu âm Doppler xuyên sọ có tỷ lệ phát hiện ổ dị dạng có kích thước trung bình và lớn lần lượt là 93,75% và 100%, trong khi đó với ổ dị dạng có kích thước nhỏ thì tỷ lệ phát hiện có 40,9%. Tốc độ dòng chảy bên nuôi ổ dị dạng của động mạch não giữa có tốc độ tăng hơn bên đối diện có ý nghĩa với p<0,05. Kết luận: Độ tuổi hay gặp nhất của các bệnh nhân AVM vỡ là từ trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 63,9%; tuổi trung bình 43 ± 14,7. Bệnh gặp ở cả hai giới với tỷ lệ nam/nữ là 1,27/1. Chảy máu do vỡ AVM là chảy máu thùy chiếm 85.72%. Ổ dị dạng vỡ thường là ổ có kích thước nhỏ <3cm, có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất. TCD là phương pháp hữu ích để chẩn đoán các dị dạng thông động tĩnh mạch não nó có độ nhạy cao với các AVM có kích thước trung bình.
#Dị dạng thông động tĩnh mạch não vỡ #siêu âm Doppler xuyên sọ
Phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọc mạch sau can thiệp tim mạch
 Các phương pháp can thiệp tim mạch ngày càng được phát triển và áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàngnhằm điều trị nhiều bệnh lý như bệnh mạch vành, động mạch chủ, bệnh van tim, chấn thương… Đi kèm với sự pháttriển này là các biến chứng mạch máu ở vị trí chọc mạch. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay còn rất ít nghiên cứu về biếnchứng này. Trong 15 trường hợp của nghiên cứu, hình thái tổn thương mạch máu sau can thiệp mạch bao gồm vếtthương động mạch (13,3%), giả phình động mạch (60,0%), thông động - tĩnh mạch (20,0%) và tụ máu sau phúc mạc(6,7%). Vị trí tổn thương gặp ở động mạch quay (20,0%), động mạch cánh tay (13,3%) và động mạch đùi (66,7%).Hầu hết bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật lấy khối giả phình, máu tụ và khâu vết thương bên với kết quả tốt.
#Phẫu thuật mạch máu ngoại vi #can thiệp tim mạch #vết thương động mạch #giả phồng động mạch #thông động – tĩnh mạch #tụ máu sau phúc mạc
DỊ DẠNG MẠCH MÁU TỬ CUNG: BÁO CÁO CHÙM CA LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 510 Số 2 - 2022
Băng huyết do dị dạng mạch máu tử cung hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ba trường hợp lâm sàng được mô tả dưới đây đều có những đợt chảy máu dữ dội dẫn tới thiếu máu nặng và không tìm được bất kỳ nguyên nhân thực thể hoặc cơ năng thông thường dẫn tới băng huyết. Siêu âm 2D kết hợp với Doppler mầu phát hiện được các bất thường mạch máu tại tử cung. Hai trường hợp được nút mạch thành công và một trường hợp phải cắt tử cung để cầm máu. Kết luận: nghĩ đến các dị dạng mạch máu thông động tĩnh mạch (AVM) ở những trường hợp băng huyết âm đạo không tìm thấy nguyên nhân và siêu âm 2D và siêu âm mầu thấy hình ảnh mạch máu bất thường. Nút mạch là phương pháp điều trị băng huyết do AVM hiệu quả và bảo tồn được khả năng sinh sản.
#dị dạng thông động- tĩnh mạch #băng huyết âm đạo #nút mạch
Nhân một trường hợp can thiệp nút động mạch tử cung 2 bên điều trị rong kinh do bất thường nối thông động tĩnh mạch
Tạp chí Phụ Sản - Tập 16 Số 3 - Trang 111-113 - 2019
Rong kinh là hiện tượng ra máu từ tử cung có chu kỳ kéo dài trên 7 ngày. Một trong những nguyên nhân gây rong kinh tuy hiếm gặp đó là bất thường nối thông động tĩnh mạch trong cổ tử cung (AVM). Bát thường nối thông động tĩnh mạch trong cổ tử cung trong các chu kỳ kinh nguyệt dễ xảy ra hiện tượng chảy máu kéo dài, mất máu nhiều có thể đe dọa tính mạng. Với các bệnh nhân rong kinh, băng kinh có AVM thì việc nạo hút buồng tử cung cầm máu nhiều khi làm bệnh nặng lên. Do đó việc chẩn đoán nhanh chóng, chính xác rất quan trọng cho bệnh nhân. Can thiệp nút tác động mạch tử cung 2 bên thay vì cắt tử cung là biện pháp điều trị được lựa chọn đối với các phụ nữ còn mong muốn có con
#Rong kinh; bất thường thông động tĩnh mạch Cổ tử cung; tác động mạch tử cung
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY MẠCH NÃO Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO DO VỠ DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG-TĨNH MẠCH NÃO
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 509 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp MSCT 64 dãy ở bệnh nhân chảy máu não do vỡ dị dạng thông động tĩnh mạch não (AVM). Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là dị dạng thông động-tĩnh mạch não có biến chứng chảy máu được chụp MSCT 64 dãy não-mạch não điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2019 đến 07/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân AVM vỡ là 43±14,7 tuổi, tỷ lệ nam/nữ = 1,27/1. Tiền sử bệnh nhân có nhức đầu trước đó chiếm 69,44%, tiền sử động kinh 25%. Tiền sử gia đình có người bị nhức đầu chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 63,89%, dị dạng mạch ngoài da chiếm 11,11%. Bệnh nhân vào viện vì buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 97,2%, vì đau đầu chiếm 94,4%, vì liệt nửa người chiếm 50%, vì rối loạn ý thức chiếm 30,56%. Vị trí chảy máu hay gặp là chảy máu thùy. Kích thước khối máu tụ nhỏ, trung bình và lớn lần lượt chiếm 26,47%, 41,18% và 32,35%. Các ổ dị dạng có kích thước nhỏ và trung bình là hay vỡ nhất chiếm 97,2%. Nguồn cấp máu cho ổ dị dạng vỡ của động mạch não giữa là nhiều nhất chiếm 52,78%. Ổ dị dạng được nuôi bằng 1 đến 3 cuống nuôi (chiếm 91,67%) và có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất (chiếm 72,2%) là những ổ dễ vỡ. Kết luận: Độ tuổi hay gặp nhất của các bệnh nhân AVM vỡ là trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 63,9%; tuổi trung bình 43 ± 14,7. Bệnh gặp ở cả hai giới với tỷ lệ nam/nữ là 1,27/1. Bệnh nhân vào viện vì buồn nôn, nôn chiếm 97,2%, đau đầu 94,4%, liệt nửa người chiếm 50%, rối loạn ý thức 30%, động kinh 13,89%. Chảy máu do vỡ AVM là chảy máu thùy chiếm 85,72%. Ổ dị dạng vỡ thường là ổ có kích thước nhỏ <3cm, có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất.
#Dị dạng thông động tĩnh mạch não vỡ #MSCT 64 dãy não-mạch não
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH PHỔI Ở TRẺ EM
Dị dạng thông động tĩnh mạch phổi là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em do nối thông trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch phổi, không qua mạng lưới mao mạch phổi, tạo nên luồng thông phải trái. Đây là môt nguyên nhân hiếm gặp gây nên tím trung ương ở trẻ em, và dễ bị bỏ sót trong chẩn đoán. Biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện muộn với khó thở khi gắng sức, tím hoặc ngón tay ngón chân hình dùi trống. Chúng tôi giới thiệu một trường hợp lâm sàng dị dạng thông động tĩnh mạch phổi ở trẻ em được chẩn đoán và điều trị thành công tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế. 
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D3 (25-OH) HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG MẠN TÍNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 509 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh siêu âm Doppler xuyên sọ (TCD) trong chẩn đoán dị dạng thông động-tĩnh mạch não (AVM) ở bệnh nhân chảy máu não do vỡ dị dạng thông động-tĩnh mạch não. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là dị dạng thông động-tĩnh mạch não có biến chứng chảy máu có làm siêu âm Doppler xuyên sọ được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2019 đến 07/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân AVM vỡ là 43±14,7 tuổi, tỷ lệ nam/nữ = 1,27/1. Bệnh nhân vào viện vì buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 97,2%, đau đầu chiếm 94,4%, liệt nửa người chiếm 50%. TCD phát hiện động mạch nuôi ổ dị dạng so với phương pháp chụp mạch đạt 65%. Nguồn cấp máu cho ổ dị dạng từ động mạch não giữa chiếm 52,78%. Ổ dị dạng được nuôi bằng 1 đến 3 cuống nuôi (chiếm 91,67%), ổ dị dạng có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất chiếm 72,2% và là những ổ dễ vỡ. Tỷ lệ phát hiện được dị dạng động mạch não giữa trên siêu âm Doppler xuyên sọ chiếm 89,47%. Siêu âm Doppler xuyên sọ có tỷ lệ phát hiện ổ dị dạng có kích thước trung bình và lớn lần lượt là 93,75% và 100%. Tốc độ dòng chảy bên nuôi ổ dị dạng của động mạch não giữa có tốc độ tăng hơn bên đối diện. Kết luận: Độ tuổi hay gặp nhất của các bệnh nhân AVM vỡ là trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 63,9%; tuổi trung bình 43 ± 14,7. Bệnh gặp ở cả hai giới với tỷ lệ nam/nữ là 1,27/1. Động mạch não giữa tham gia cấp máu cho ổ dị dạng chiếm 52,78%. TCD là phương pháp hữu ích để chẩn đoán các dị dạng thông động tĩnh mạch não nó có độ nhạy cao với các AVM có kích thước trung bình và lớn.
#Dị dạng thông động tĩnh mạch não vỡ #siêu âm Doppler xuyên sọ
Tổng số: 24   
  • 1
  • 2
  • 3